Nếu một doanh nghiệp không chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì rất khó để có thể đánh bại được đối thủ cạnh tranh và chiếm ưu thế trên thị trường. Và một hoạt động được coi là "chìa khóa" trong mọi chiến dịch R&D chính là "tạo mẫu nhanh". Tạo mẫu nhanh chính là làm ra một phiên bản thử nghiệm của sản phẩm cuối cùng nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá về thiết kế, cấu trúc và công năng của nó trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
>>> Tham khảo: Tạo mẫu nhanh là gì?
Vậy, với sự phát triển của các công nghệ như hiện nay, nhất là in 3D thì liệu tạo mẫu nhanh có thể được tạo ra bằng công nghệ này không? Và có nên hay không?
Tạo mẫu nhanh mang lại những lợi ích gì?
Như đã đề cập ở trên, tạo mẫu nhanh chính là công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào. Những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn, bao gồm:
Thiết kế:
Việc đánh giá thiết kế của sản phẩm trên phiên bản prototype (nguyên mẫu) sẽ giúp các nhóm R&D phát hiện các sai sót về thiết kế không đánh có, cải tiến thiết kế sao cho tối ưu nhất, được người dùng đánh giá cao nhất.
Cấu trúc:
Một sản phẩm trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt cần đảm bảo không còn bất kỳ một lỗi nào liên quan đến cấu trúc. Vì vậy mà các nhóm R&D sẽ nghiên cứu trên prototype trước để sản phẩm có độ hoàn thiện cao nhất có thể.
Công năng:
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể cho thử nghiệm prototype trực tiếp trên một nhóm người dùng. Sau đó, thu thập các phản hồi và đánh giá của họ xem liệu sản phẩm của mình đã đáp ứng cần và đủ các nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng hay chưa? Nếu chưa, cần chỉnh sửa lại để sản phẩm sau khi ra mắt phải được nhiều người đón nhận nhất.
Có nên tạo mẫu nhanh bằng công nghệ in 3D hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi nên hay không việc tạo mẫu nhanh bằng in 3D? Nên. Tại sao ư? Chúng ta sẽ làm một phép so sánh về việc tạo mẫu nhanh bằng phương pháp truyền thống và công nghệ in 3D, xem chúng khác nhau như nào nhé.
Tạo mẫu nhanh bằng phương pháp truyền thống:
Bằng các phương pháp truyền thống (đục, đẽo, cắt, khắc, đúc,...) để tạo ra một prototype, cần ít nhất là 1 tháng để hoàn thành. Cùng với đó, prototype được làm ra có độ tinh xảo và chính xác không cao, độ lặp lại thấp giữa các lần chế tạo.
Hơn nữa, quá trình R&D một sản phẩm phải hoàn thành các sớm càng tốt. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể ra mắt sản phẩm trước đối thủ và chiếm lĩnh thị trường được. Vì vậy, việc tạo prototype bằng các phương pháp truyền thống có rất nhiều rủi ro.
Tạo mẫu nhanh bằng công nghệ in 3D:
Công nghệ in 3D là tạo ra các sản phẩm hoàn toàn bằng máy móc tự động hóa. Bản chất của quá trình chế tạo prototype bằng in 3D là đắp chồng từng lớp vật liệu lên nhau cho đến khi thu được sản phẩm như mong muốn.
Vì được tạo ra bằng máy móc, nên prototype có thể được tạo ra trong khoảng thời gian rất nhanh. Đồng thời, nó có độ chính xác vượt trội cùng độ lặp lại giữa các lần chế tạo là rất tốt.
Không chỉ rút ngắn được thời gian, sử dụng in 3D còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới 50% chi phí R&D so với các phương pháp truyền thống. Nhờ vậy mà các sản phẩm được ra mắt trên thị trường được sớm hơn, có chất lượng vượt trội hơn và có tỉ lệ thắng cao hơn.
Vậy, tạo mẫu nhanh bằng công nghệ in 3D ở đâu uy tín?
Hiện nay, tại Việt Nam, công nghệ in 3D đã và được tập trung phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn cần tìm một đơn vị uy tín để hợp tác trong việc tạo mẫu nhanh, hãy tham khảo ngay dịch vụ của DIGMAN.
DIGMAN là đơn vị hiếm có trên thị trường sở hữu xưởng in lớn với hơn 100 máy in 3D (FDM, SLA) hoạt động với công suất cao, hoàn toàn có thể nhận các đơn hàng với số lượng lớn, yêu cầu về chất lượng cao và khắt khe. Ngoài ra, DIGMAN còn cung cấp thêm dịch vụ quét mẫu 3D để cải tiến lại sản phẩm đã sẵn có trên thị trường và dịch vụ thiết kế 3D để chỉnh sửa thiết kế đúng yêu cầu như khách hàng mong muốn.
Để liên hệ với DIGMAN, bạn có thể:
SĐT: 0966.415.965
Email: sale@digman.vn
Địa chỉ 1: Tòa Bình Vượng, 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ 2: Tòa NIC, số 6 ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: digman.vn
Facebook: DIGMAN - IN 3D
Dịch vụ